Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật

Niềm tin hình như là cái gì đó rất xa xỉ trong ẩm thực Nhật, khi có những món ăn nhìn vậy mà không phải vậy.

Nếu đã từng thưởng thức ẩm thực Nhật, bạn sẽ ấn tượng bởi trình độ thẩm mỹ cực cao thể hiện qua những món ăn cầu kì, đẹp mắt. Đối với người Nhật, quan trọng hơn ăn gì là ăn như thế nào. Và vẻ đẹp của món ăn còn được nâng lên một tầng cao mới trong văn hóa đồ chay (Shojin Ryoji).

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 1.

Vì là thực phẩm chay, chỉ sử dụng thực vật nên ẩm thực của các nhà sư Thiền Tông Nhật rất đẹp mắt, tao nhã và tinh khiết. Món đậu phụ Goma là một ví dụ điển hình. Tuy gọi là đậu phụ, nhưng nó chả chứa một chút đậu nành nào, mà chỉ có ngoại hình trắng muốt xinh đẹp của một miếng đậu phụ non thôi!

Tên đầy đủ của món này Goma Dofu, dịch nôm na là “đậu phụ vừng”. Nhìn thế thôi chứ nó hoàn toàn làm từ vừng, bột sắn và nước đấy bạn ạ! Người ta trộn đều ba nguyên liệu này, nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp săn lại và đông thành một viên thạch trắng đục, mềm mại như đậu phụ.

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 2.

Trước đây, làm Goma Dofu rất vất vả. Các thầy tu hoặc đầu bếp phải dùng tay bóp nát hạt vừng, rồi dùng chày giã cho nhuyễn mịn, tương tự với sắn dây. Bột càng mịn thì thành quả càng đẹp và giống… đậu phụ hơn. Lí giải cho sự mất công này, người ta chỉ có thể nói tính thẩm mỹ quả thực rất quan trọng trong ẩm thực Nhật. Để khiến món vừng bình dân trở nên đẹp mắt, người Nhật không tiếc công sức và thời gian.

Còn về hương vị thì sao? Goma Dofu dĩ nhiên là thơm mùi vừng, một mùi thơm nguyên thủy không bị trộn lẫn bởi bất kì gia vị nêm nếm nào. Món này ăn không thì khá nhạt, nhưng cũng vì thế, người Nhật có nhiều biến tấu vừa đẹp mắt, ngon miệng với nó.

Cách ăn đơn giản nhất là rưới chút nước tương và chút wasabi lên bề mặt. Cái béo rất thanh của vừng sẽ hòa cùng độ nồng nàn của tương, wasabi tạo ra một bản giao hưởng hài hòa, tuy vẫn thanh đạm đúng chuẩn món chay nhưng để lại hậu vị lưu luyến mãi không thôi.

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 3.

Đậu phụ vừng trắng và đen, ăn theo cách truyền thống của các nhà sư Thiền Tông.

Món này làm tráng miệng cũng rất ngon, khi bản thân vừng đã là thành phần “siêu sao” trong làng tráng miệng Nhật Bản. Một số phiên bản ngọt của đậu phụ vừng là ăn kèm mật ong, nước đường Kuromitsu, si rô lá phong vào mùa thu…

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 4.
Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 4.

Các phiên bản sang chảnh khác của đậu phụ vừng tại những nhà hàng cao cấp, ai bảo món chay thì không thể rực rỡ bắt mắt?

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 5.

Dù có ở trạng thái nào, truyền thống dung dị hay hiện đại phá cách, thì miếng Goma Dofu vẫn nổi bật theo một cách thầm lặng mà ấn tượng. Trong khẩu phần món chay truyền thống Nhật Bản, bạn khó có thể rời mắt khỏi “khối thạch” trắng muốt, mềm mại như mời gọi người ta xắn thử một miếng ngay lâp tức vậy!

Nhìn qua tưởng miếng đậu phụ bình thường, ăn vào mới biết độ “lừa tình” bá đạo của người Nhật - Ảnh 6.

Sự cầu kì, duy mỹ của người Nhật rõ ràng là có hiệu quả, khi tạo ra những món ăn chỉ nhìn là… thấy ngon như thế này.