Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel

TTO – Alexandre Garel đã ghi lại những hình ảnh ‘lịch sử’ của Sài Gòn vốn đông đúc nay bỗng trống vắng. Một vẻ đẹp khác lạ với lớp lang kiến trúc cũ – mới mà nhịp sống sôi động thường ngày khiến chúng ta dễ bỏ qua.

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 1.

Sài Gòn đẹp lạ với lớp lang kiến trúc cũ – mới mà thường ngày nhịp sống sôi động khiến chúng ta dễ bỏ qua

Đã sống ở Sài Gòn 10 năm với công việc của một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh kiến trúc, Alexandre Garel đang cùng người Sài Gòn sống những ngày đặc biệt chống dịch COVID-19.

Lựa chọn trở thành một người ghi lại lịch sử của thành phố Sài Gòn qua những bức ảnh kiến trúc đã khiến Alexandre Garel – một người Pháp – gắn bó với mảnh đất phương Nam bao dung, hào sảng và cởi mở này suốt 10 năm qua.

Anh và nhà nghiên cứu Tim Doling vừa xuất bản cuốn sách ảnh Sài Gòn – chân dung một thành phố (Sài Gòn – Portrait of a city).

Là một người ghi lịch sử thành phố qua những bức ảnh, Garel đã không bỏ lỡ cơ hội ghi lại những bức ảnh đặc biệt về thành phố mà anh yêu trong những ngày hơn 10 triệu cư dân phải ở trong nhà, bỏ lại những đường phố trống vắng vốn ồn ào, chen chúc xe cộ qua lại.

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 2.

Góc phố quen thuộc trước cửa Nhà hát thành phố nay mang dáng vẻ đẹp lạ như một góc phố nào đó ở châu Âu

Đó là những con đường thênh thang vì vắng bóng người, những công trình kiến trúc với nhiều phong cách, từ biệt thự Pháp cổ tới các tòa nhà mang phong cách hiện đại những năm 1960 – 1970 cho tới các công trình cao tầng mới…

Nhiều bức ảnh có thể khiến cả những người Sài Gòn thông thạo về thành phố của mình cũng phải ngạc nhiên.

Trên đường phố vắng tanh, người ta thấy tòa nhà Ngân hàng Nhà nước cổ kính như lấy lại vẻ nguy nga của mình, nhà thờ Đức Bà cũng như nổi bật hơn với màu gạch ngói nhuốm thời gian. Khi không còn chen chúc người và hàng hóa, chợ Bình Tây cũng lộ ra là một kiến trúc thật đẹp.

Hồ Con Rùa cũng trầm mặc giữa những tán cây im lìm…

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 3.

Trên đường phố vắng, tòa nhà Ngân hàng Nhà nước cổ kính như lấy lại vẻ nguy nga của mình

Những hình ảnh mạnh mẽ của Alexandre Garel không chỉ cho thấy vẻ đẹp lạ của thành phố với lớp lang kiến trúc cũ – mới mà ngày thường nhịp sống sôi động của thành phố hơn 10 triệu dân khiến người ta dễ bỏ qua, gợi cảm xúc với một Sài Gòn vốn đầy sức sống đang phải co mình dưỡng thương.

Và nhìn sâu vào những bức ảnh được chụp với kỹ thuật tuyệt vời và một màu trầm đặc trưng, có thể thấy ẩn hiện phía sau những bức ảnh cảm động về thời điểm đặc biệt của Sài Gòn là niềm tin và ý chí sát cánh bên nhau bước qua đại dịch của người dân thành phố.

Một số bức ảnh của Alexandre Garel chụp Sài Gòn những ngày giãn cách:

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 4.

Nhà thờ Đức Bà như cũng nổi bật hơn với màu gạch ngói nhuốm thời gian

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 5.

Khi không còn người và hàng hóa chen chúc, chợ Bình Tây lộ ra một kiến trúc thật đẹp

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 6.

Hồ Con Rùa trầm mặc giữa những tán cây im lìm

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 7.

Tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM bên đường phố không người

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 8.

Bưu điện thành phố thường ngày nhộn nhịp nay lộng lẫy một mình dưới bầu trời xanh biếc

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 9.

Những lớp kiến trúc cũ – mới đan xen trên đường Trịnh Hoài Đức, phường 13, quận 5 bên đường phố vắng bóng người

Sài Gòn ‘đẹp lạ’ những ngày giãn cách trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Alexandre Garel - Ảnh 10.

Một hình ảnh thú vị về cuộc đối thoại cũ – mới trong kiến trúc của Sài Gòn mà thường ngày ít ai để mắt tới.