Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách “ăn mì ăn cả gói”

Một sinh viên chuyên ngành thiết kế tại London đã phát triển dòng sản phẩm mì gói có bao bì làm từ… gia vị mì.

Ăn một gói mì mất 10 phút nhưng bao bì của nó phải mất 8 thập kỷ mới có thể phân hủy hết , đây là điều làm cô sinh viên chuyên ngành thiết kế, Holly Grounds, trăn trở trong suốt những tháng ngày đi học “ăn mì gói thay cơm”.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 1.

Chúng ta đang thải ra nhiều “gói” trong khi ăn “mì”.

Holly Grounds theo học ngành thiết kế tại Đại học Ravenbourne London. Cô đã thay thế bao bì nilon và gói đựng gia vị của mì ăn liền bằng một lớp bao bì sinh học tác dụng 2-trong-1: vừa đừng đựng vắt mì, vừa là gia vị mì.

Lớp bao bì sinh học này là một lớp phim không mùi không vị được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tinh bột khoai tây, glycerin và nước. Lớp phim được làm kín bằng phương pháp hàn nhiệt an toàn để giữ cho vắt mỳ không bị hỏng.

Đồng thời, khi tiếp xúc với nước sôi, lớp phim sẽ tự động tan ra và hòa vào nước trong thời gian chưa đầy 1 phút.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 2.

Dùng bao bì sinh học để gói vắt mì và gia vị.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 3.

Bao bì gói được nhiều loại mì khác nhau.

Các loại gia vị, hạt vừng, rau củ sấy sẽ được trộn lẫn vào lớp phim, khi nhúng mì vào nước, các gia vị này hòa tan trở thành nước dùng mì. Các nguyên liệu có kích cỡ lớn hơn như tôm khô sẽ được đóng gói riêng.

Tôi đã thử nghiệm và sản xuất bao bì này ngay trong bếp của mình, rất là đơn giản thôi” – Holly Grounds giải thích. “Các nguyên liệu được pha trộn và làm nóng cho đến khi nó đạt độ dày nhất định, sau đó tôi cho thêm rau sấy, gia vị rồi để vào khuôn trong 24 giờ.”

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 4.

Miếng phim thành phẩm sẽ được tạo hình vừa vặn với vắt mì để mì chín đều và vừa vặn trong bát hơn.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 5.

Cách sử dụng cực kỳ đơn giản.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 6.

Nhằm đảm bảo vệ sinh, mỗi gói mì này sẽ được để trong một chiếc túi giấy phủ sáp.

Loại bao bì sinh học này có thể thay thế nhựa dùng một lần cũng như những sản phẩm như sinh học đang có mặt trên thị trường. “Một số sản phẩm nhựa sinh học được nhà sản xuất cam đoan là có thể phân hủy được, nhưng sự thật không đơn giản như vậy!” – Holly Grounds nói

Nhiều sản phẩm nhựa sinh học chỉ có thể bị phân rã dần trong thiết bị chuyên dụng với nhiệt độ 50 độ C. Người tiêu dùng không biết điều này, nếu họ dùng những sản phẩm nhựa sinh học sau đó vứt lung tung thì vẫn gây hại cho môi trường mà thôi.”

Để tránh những sản phẩm được truyền thông “tẩy xanh” này, Holly quyết định tạo ra một loại bao bì thật sự biến mắt trước mắt người dùng, khiến họ tin tưởng hơn.

Bấy lâu nay, người tiêu dùng luôn tin rằng nilon là chất liệu mang đến sự tiện lợi nhất. Để phản bác ý kiến này, Grounds đã thực hiện một thử nghiệm nho nhỏ. Cô thử cùng lúc nấu 2 gói mì đựng trong bao bì nilon và bao bì sinh học, kết quả cho thấy: nấu gói mì bao bì nilon mất thời gian lâu hơn một phút so với nấu gói mì bao bì sinh học.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 7.

Thử nghiệm thú vị của Grounds cho ta thấy nilon cũng không tiện dụng cho lắm

Sự tiện lợi đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó thường phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường“, cô nói.

Vấn đề là thế giới không chỉ phải đối mặt với một núi nhựa đang cao lên mỗi ngày mà còn là một ‘ngọn núi thờ ơ của con người’. Đó là lý do tôi tạo ra một lựa chọn vừa thuận tiện vừa bền vững. Người tiêu dùng sẽ không còn phải đắn đo trước hai yếu tố này nữa

Đầu tháng này, dự án của cô đã được giới thiệu trong chương trình tốt nghiệp VDF x New Designers, nơi vinh danh 20 dự án sinh viên nổi bật nhất Vương quốc Anh.

Với cuộc khủng hoảng “ô nhiễm trắng” đang diễn ra trên đất liền và tràn vào đại dương, ngày càng có nhiều nhà thiết kế đang tìm kiếm những cách làm sáng tạo để việc đóng gói hàng hóa trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Mời các bạn cùng xem một số sáng tạo khác của các nhà thiết kế bao bì:

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 8.

Một xưởng thiết kế tại Iceland đã sử dụng phụ phẩm từ thịt để sản xuất bao bì sinh học đựng thịt.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 9.

Nhà thiết kế Ba Lan Roza Jasnusz phát triển một loại bao bì ăn được sử dụng vi khuẩn và nấm men.

Đau đầu vì thải ra quá nhiều túi nilon mỗi lần ăn mì, cô sinh viên nghĩ cách ăn mì ăn cả gói - Ảnh 10.

Chai làm bằng xà phòng có khả năng tan trong nước do sinh viên Đại học Mỹ Thuật Luân Đôn thiết kế.