Nhiều đoạn clip có hình ảnh riêng tư của ca sĩ Văn Mai Hương bị kẻ xấu đánh cắp và phát tán trên mạng bằng cách đột nhập camera an ninh. Theo cảnh báo của đại diện Cục ATTT những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera an ninh, điện thoại di động đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam.
Dễ dàng “hack” camera an ninh, điện thoại di động
Clip ghi lại hình ảnh cô gái thay đồ, thử quần áo, chỉ mặc nội y được cho là quay từ năm 2015 nhưng đến nay xuất hiện và lan truyền. Cộng đồng mạng đồn đoán rằng nhiều khả năng camera của cô gái được cho là Văn Mai Hương bị kẻ xấu xâm nhập vào hệ thống bảo mật.
Theo đó, những hình ảnh bị phát tán trên mạng, được trích xuất camera an ninh được lắp tại nhà của ca sĩ Văn Mai Hương, nhiều khả năng đoạn clip bị kẻ xấu đột nhập camera cá nhân rồi phát tán.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, việc người dân sử dụng camera an ninh tại nhà để lộ thông tin ra ngoài là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lộ clip từ hệ thống camera gia đình ra ngoài thì nguyên nhân chủ yếu là do chủ nhà không chịu thay tài khoản, mật khẩu sau khi lắp đặt. Hoặc chủ nhà dùng mật khẩu cho tài khoản camera rất dễ biết nên bị người khác dò được, truy cập.
Nếu chủ nhà không thay đổi mật khẩu sau khi lắp đặt camera an nình thì rất dễ bị nhân viên đó kiểm soát, truy cập vào tài khoản để xem những hình ảnh từ gia đình của mình
Bên cạnh đó, dữ liệu từ camera cá nhân bị rò rỉ khi “kẻ đánh cắp” sử dụng điện thoại của cá nhân đó. Hiện nay, việc theo dõi, kiểm soát camera cá nhân qua ĐTDĐ rất phổ biến. Do đó vẫn có thể bị rò rỉ dữ liệu nếu ai đó dùng điện thoại của cá nhân đó. Tuy nhiên, hầu hết người mất điện thoại đều báo khóa hệ thống camera nhằm đảm an toàn.
Sử dụng camera an ninh dễ bị đánh cắp clip riêng tư
Theo thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị “Bảo đảm ATTT trong chuyển đổi số và Chính phủ điện tử” diễn ra đầu tháng 11/2019, đa phần camera ở Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi, người dùng hầu hết đều không thay đổi mật khẩu mặc định của thiết bị, dẫn đến những rủi ro về việc lọt dữ liệu.
Theo đại diện Cục ATTT, những vi phạm bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam bao gồm: mua bán dữ liệu cá nhân như tên tuổi, số điện thoại; tiết lộ thông tin người nổi tiếng, những người dễ bị tổn thương; thu thập thông tin cá nhân; tiết lộ thông tin khách hàng trong giao dịch thương mại điện tử; thu thập thông tin cá nhân qua tấn công vào máy tính cá nhân, hệ thống lưu trữ.
Khi biết được thông tin cá nhân, kẻ gian có thể khai thác rất sâu vào đời tư của người đó và sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Đại diện MobiFone cho rằng, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng “vô tri vô giác” như camera, thiết bị đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, không chỉ các hộ gia đình mà cả chính quyền.
Chuyên gia cho rằng, các thiết bị Internet of Things – Vạn vật kết nối đang rất phổ biến trong gia đình, công sở và thậm chí trong toàn ngành công nghiệp. Những rủi ro bảo mật trên các thiết bị này vẫn tồn tại nếu như người dùng và các nhà máy sản xuất còn vô thức giữ nguyên thông tin đăng nhập ngầm định.
Thậm chí, thói quen sử dụng mạng WiFi công cộng truy cập internet cũng khiến người sử dụng điện thoại bị đánh cắp hình ảnh, dữ liệu, clip riêng tư có sẵn trong điện thoại.
Hãy tự bảo vệ mình
Theo các chuyên gia trong ngành, nghiên cứu mới của Hãng bảo mật Kaspersky cho thấy có 105 triệu vụ tấn công mạng vào thiết bị thông minh trong 6 tháng đầu năm 2019, gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2018 (khoảng 12 triệu vụ tấn công).
Tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện từ năm 2017. Trung Quốc (17%), Việt Nam (15%) và Nga (8%) nổi lên Hiện có hơn 6 tỉ thiết bị thông minh trên toàn cầu. Hầu hết chúng thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập – hoặc đã bị xâm nhập. 3 nước hàng đầu có các thiết bị IoT bị tấn công, mỗi quốc gia đều có một số lượng lớn các máy bị nhiễm.
Ca sĩ Văn Mai Hương bị lộ clip riêng tư qua camera an ninh
Khi bạn muốn lắp camera an ninh, chỉ cần chịu khó bỏ chút thời gian tìm kiếm trên mạng là bạn hoàn toàn có thể hiểu rõ. Tiếp đến, hãy tránh lắp camera ở các vị trí nhạy cảm trong gia đình như phòng ngủ hoặc gần nhà tắm. Nên chọn camera của các hãng lớn, uy tín.
Nguy cơ người dùng bị lộ dữ liệu riêng tư qua camera an ninh chủ yếu do: lộ mật khẩu; bị hacker chiếm quyền điều khiển qua tấn công mạng (xâm nhập vào smartphone, máy tính cài đặt phần mềm quản lý…).
Quan trọng nhất khi lắp camera giám sát là bạn phải đổi mật khẩu hệ thống ngay lập tức sau khi lắp. Bạn có thể nhờ người hỗ trợ nhưng phải tự mình nhập mật khẩu. Mật khẩu nên thay đổi ít nhất 3 tháng một lần.
Nếu máy tính cá nhân, smartphone bị theo dõi hoặc bị chiếm quyền điều khiển thì khả năng camera bị tấn công rất dễ xảy ra. Do đó, người dùng không nên truy cập các địa chỉ mạng lạ, không tải phần mềm từ các trang mạng không rõ ràng, không dễ dãi cung cấp các thông tin đăng nhập cho các trang mạng…
Nên hạn chế truy cập vào những nơi mạng WiFi công cộng không an toàn.
Trở lại việc liên quan đến hình ảnh riêng tư của ca sĩ Văn Mai Hương bị kẻ xấu phát tán clip tại nhà riêng lên mạng xã hội, trong trường hợp xác định được danh tính, mục đích những cá nhân chia sẻ clip thì những người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa, sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông. Trong trường hợp, cơ quan chức năng chứng minh được việc phát tán clip nhằm mục đích làm nhục ca sĩ Văn Mai Hương thì người vi phạm còn có thể bị truy tố về tội Làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành, có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù. Văn Mai Hương nói riêng và các nạn nhân khi rơi vào tình huống này cần khẩn trương gửi đơn tố cáo sự việc đến cơ quan công an để điều tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi phát tán clip, hình ảnh. |