Đại Nam thất thế, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng trước khi CEO Nguyễn Phương Hằng bị bắt

Đại Nam sở hữu khu du lịch quy mô lên tới 450ha, nhiều dự án bất động sản lớn. Riêng tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp này đóng cho tỉnh Bình Dương đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng. Mặc dù vậy, Đại Nam đang thua lỗ 5 năm liên tiếp.Đại Nam thất thế, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng trước khi CEO Nguyễn Phương Hằng bị bắt

Công ty cổ phần Đại Nam được thành lập vào tháng 3/1996 với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản.

Năm 1999, Đại Nam khởi công dự án Khu du lịch Đại Nam, quy mô lên tới 450ha tại tỉnh Bình Dương. Mất 10 năm dự án này mới hoàn thành để bắt đầu đón khách vào tháng 9/2008. Siêu dự án này tốn tới 6.000 tỷ đồng kinh phí đầu tư.Đại Nam thất thế, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng trước khi CEO Nguyễn Phương Hằng bị bắt

Năm 2016, Đại Nam cho khởi công công trình trọng điểm là Trường đua Đại Nam với tổng diện tích 60ha, sau đó chính thức khai trương hoạt động vào đầu năm 2017. Đây là công trình thể thao tốc độ phức hợp đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp của 5 loại hình đua: ngựa, chó, mô tô, go-kart, jet-ski và biểu diễn fly-board.

Được biết, Trường đua Đại Nam là ý tưởng được nảy ra và triển khai thực hiện trong vòng chưa đầy… 24h. Xuất phát từ mong muốn đầu tư vào phát triển thể thao bên cạnh du lịch hiện hữu của bà Nguyễn Phương Hằng và nhận được sự đồng lòng của toàn thể công ty. Trong ngày hôm sau, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho tiến hành dự án. Ước tính nguồn vốn cho dự án này khoảng 100 triệu USD.Đại Nam thất thế, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng trước khi CEO Nguyễn Phương Hằng bị bắt

Trong lĩnh vực bất động sản, Đại Nam là chủ đầu tư của 7 dự án lớn tại Bình Dương gồm: Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam – Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2.

Dự án Khu Dân Cư Đại Nam có quy mô 96,7 ha, được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại tỉnh Bình Phước cho khoảng 12.000 người. Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai thì dự án vẫn khá đìu hiu, không có người ở. Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, thậm chí một số đoạn vỉa hè trong khu đường nội đã bị bong tróc.